Tìm hiểu về lễ Vu Lan trong đạo hiếu văn hóa người Việt
Đặc biệt là người Việt lấy đạo Hiếu làm gốc ngoài việc mang ơn sinh thành người Việt còn mở rộng đạo lý hiếu nghĩa mang ơn người có công với cộng đồng, với dân tộc với làng xã, người trao truyền kiến thức, người phát tâm công đức cho cộng đồng dân tộc, nhà truyền đạo thiện tâm…
Mùa hiếu hạnh đang đến gần, gợi lên cảm xúc trào dâng về mẹ cha – những người đã tạo tác ra ta, cho ta vóc hình, sự nghiệp. Dù bạn là ai, người nông phu hay bậc quyền cao chức trọng thì điểm gặp gỡ giữa chúng ta là tinh thần báo hiếu đang tuôn trào trong dòng nhiệt huyết của con tim.
Mùa Vu Lan- Mùa tưởng nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ
– Từ xưa đến nay người Việt chúng ta luôn có quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng bẩy” hay tháng bẩy tháng xá tội vong nhân, còn có quan niệm tháng bẩy là tháng cô hồn, tháng bẩy là tháng kiêng kỵ, là tháng của các cô hồn, vong nhân là thàng xui xẻo trong làm ăn buôn bán, còn có những người không giám làm việc gì lớn hay việc giao dịch lớn trong tháng này, họ kiêng động thổ, khai trương…Thực chất hiểu như thế là không đúng, dẫn tới sự lệch lạc trong quan niệm và suy nghĩ.
Chúng ta đã biết lễ Vu Lan là ngày lễ nhằm vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, là ngày lễ theo điển tích nhà phật liên quan đến vị thiền sư Mục Kiên Liên dùng ân đức và tâm đức cùng phép tu thần thông quảng đại cứu mẹ mình khỏi sự khổ nạn dưới địa ngục…từ điển tích này và đức hiếu nghĩa, cứu khổ, cứu nạn mà người Việt chúng ta vinh danh và tín ngưỡng bởi đó là tinh thần rất phù hợp với đạo Hiếu của bản địa Việt Nam, đã như dòng máu chẩy trong huyết quản của chúng ta từ hàng ngàn đời nay. Lễ Vu Lan 15/7 âm cũng là lễ hiếu nghĩa của tinh thần người Việt.
– Mang ơn người sinh thành, cho ta cuộc sống, cho ta làm người chính là cha mẹ, cao hơn là tổ tiên của mình “uống nước, nhớ nguồn” luôn là tinh thần cao đẹp của mỗi con người chúng ta, dù bất kể con người sống ở quốc gia và dân tộc nào đều có triết lý cội nguồn của mình và trở thành tinh thần dân tộc, đất nước, nơi là cái nôi vĩ đại của mình. Đặc biệt là người Việt lấy đạo Hiếu làm gốc ngoài việc mang ơn sinh thành người Việt còn mở rộng đạo lý hiếu nghĩa mang ơn người có công với cộng đồng, với dân tộc với làng xã, người trao truyền kiến thức, người phát tâm công đức cho cộng đồng dân tộc, nhà truyền đạo thiện tâm…
Nguyện cầu bình an cho cha mẹ trong ngày lễ Vu Lan
– Lễ Vu Lan và tinh thần đạo Hiếu của người Việt chúng ta là dịp trả ơn có từ hàng ngàn đời nay, ngay từ thời dựng nước và thời kỳ phong kiến thịnh trị các đời vua, quan đã lấy tháng 7 âm lịch là tháng hiếu nghĩa biết ơn và trả ơn, tháng ăn chay, niệm phật, phát tâm công đức, tu thân, dưỡng tính, không làm cỗ bàn linh đình, không tổ chức hội hè đình đám mà tu thân thanh tịnh, phát tâm hỷ sả làm điều thiện căn, nhằm báo hiếu trả ơn tổ tiên và cầu mong cho tổ tiên, cha mẹ được siêu thoát lên cõi thiên đàng.
Lễ Vu Lan còn là dịp để tưởng nhớ về tổ tiên, nguồn cội
Đây là dịp để người Việt chúng ta hành lễ đạo Hiếu nghĩa biết ơn và trả ơn tiền nhân và cũng là mùa cho những phật tử hành lễ, tụ kinh cầu siêu thoát cho các vong linh người thân của mình và cầu độ xá tội cho tất thẩy vong hồn lưu lạc, đây cũng là tinh thần từ bi, hỉ sả, cứu khổ cứu nạn của các phật tử hướng đến sự thiện căn và quy y Phật pháp, tạo nên tinh thần và triết lý cao đẹp “tốt đời, đẹp đạo”.
Mùa Vu Lan là lúc ta nên sống chậm lại, suy nghĩ và yêu thương nhiều hơn những gì ta đã làm. Vậy nên, ai may mắn còn cha mẹ xin đừng thờ ơ và làm cha mẹ buồn !
Leave a Reply